Trang chủ NGHIÊN CỨU
Làm thế nào một người, trong giới tính cụ thể của mình, có thể đạt tới sự trưởng thành nhân bản và đức tin?
Làm thế nào một người, trong giới tính cụ thể của mình, có thể đạt tới sự trưởng thành nhân bản và đức tin?
Chủ nhật - 26/11/2023
173 Đã xem
M. Bartholomeo, O.Cist.

Con người được tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa và con người có nam, có nữ (x. St 1,27). Nhưng để người nam, người nữ hiểu biết giá trị trong giới tính cụ thể của mình thì cần hướng họ tới sự trưởng thành nhân bản và đức tin. Đây cũng là một trong những nỗi bận tâm của Giáo hội Công giáo. Ở số 2333, Giáo lý Hội Thánh Công giáo có viết: “Mỗi người nam cũng như nữ, phải nhận biết và chấp nhận căn tính và tính dục của mình. Sự khác biệt và sự bổ sung về thể lý, luân lý và tinh thần hướng tới lợi ích của hôn nhân và sự phát triển đời sống gia đình. Sự hài hòa của đôi phối ngẫu và xã hội tùy thuộc phần nào vào cách thực hiện trong đời sống: sự bổ sung giữa các phái tính, sự cần đến nhau và sự trợ giúp lẫn nhau”.[1] Bởi thế, dù mang trên mình phái tính nam hay nữ, mỗi người đều có sự chúc phúc của Thiên Chúa. Hơn nữa, người nam hay người nữ đó phải sống trọn phái tính của mình và đạt được đến sự trưởng thành trong bậc sống của họ, đặc biệt là trong nhân bản và đức tin. Qua đó, họ làm giàu giá trị sống trong chính giới tính cụ thể của họ, hay nói đúng hơn là đạt đến sự trưởng thành trong chính con người họ hơn.
 
1. Giới tính dưới lăng kính luân lý Kitô giáo
Khi nói đến giới tính, chúng ta dễ có những suy nghĩ về sự phân biệt giữa nam giới và nữ giới. Vì giới tính theo phương diện sinh học là khái niệm chỉ sự khác biệt trên con người. Cụ thể hơn, “Giới tính là thành phần cơ bản của nhân cách, là cách thế hiện hữu, thể hiện, giao tiếp với người khác, cảm nhận, bày tỏ và sống tình yêu của con người… Giới tính là đặc điểm của đàn ông và đàn bà không chỉ trên bình diện thể lý, mà còn trên bình diện tâm lý và tâm linh, ghi dấu trên mọi biểu hiện của họ”. [2] Và từ điển Công giáo cũng cho chúng ta hay: “Giới tính là đặc điểm sinh học để phân biệt người nam với người nữ; đây là ý muốn của Thiên Chúa khi tạo dựng con người. Hay giới tính là yếu tố chi phối nhân cách con người, từ trong suy nghĩ, ứng xử, ngôn ngữ đến thể chất.[3]

2. Phương cách con người đạt tới sự trưởng thành nhân bản và đức tin trong “giới tính cụ thể”
2.1. Sống đúng phẩm giá trong giới tính cụ thể

 
Tính dục của mỗi phái tính sẽ là yếu tố quyết định trong việc hình thành và trưởng thành trong đời sống con người. Mỗi người đều có bản năng sinh tồn, và như vậy, chúng ta cần có sự chọn lựa, hay hướng điều thích hợp trong những hành động của mình. Và để có một sự trưởng thành thì chúng ta cần có một khoảng thời gian hay một môi trường thích hợp để phát triển đúng nghĩa. Bởi vì mỗi người chúng ta đều bị chi phối bởi tính dục của mình. Một người đàn ông có hành vi tính dục của người đàn ông và người phụ nữ hướng tới tính dục của người phụ nữ. Từ đó, những hành vi của tính dục sẽ quyết định cho lối sống của người đó. Họ là nam thì sẽ phát triển theo tính dục của nam hay họ là nữ thì trưởng thành trong giới tính của nữ. Và ngược lại, nếu chúng ta để cho tính dục phát triển sai lệch thì sẽ làm cho con người đó khó phát triển đúng nghĩa. “Là nam hay là nữ bao hàm tất cả cách tự nhận thức, để sống với thân xác mình, để ở trong thế giới, để nhận biết và ước muốn, để hướng tới người khác và để chấp nhận.[4] Vậy nên, mỗi một người cần phát triển bản thân theo giới tính của mình hay mỗi giới cần một quá trình phát triển sâu rộng để trưởng thành, để đạt tới sự thành toàn của bản thân.[5]

Thêm nữa, chính đời sống của giới tính cụ thể sẽ giúp cho nhau một sự phát triển đúng cách hơn. Là người nam cần đến nữ tính và người nữ cần đến nam tính. Sự cân bằng trong hai giới sẽ làm cho cuộc sống nên phong phú hơn. “Việc làm phong phú nhau chỉ có được nhờ biết phát huy sự thống nhất giữa nam tính và nữ tính nơi nam giới, và sự thống nhất giữa nữ tính và nam tính nơi nữ giới. Con người trở nên chính mình hơn khi nhờ kinh nghiệm sống nhờ hiểu rõ chất lượng của tình cảm và cách diễn tả tình cảm ấy của đôi bạn đời của mình.[6] Trong chính cuộc sống gia đình, chúng ta thấy rằng, việc giáo dục trong gia đình có cha và mẹ dạy dỗ con cái sẽ phần nào đó hiệu quả hơn những gia đình thiếu đi một trong hai phụ huynh vì con cái luôn cần đến tình cảm của cả cha lẫn mẹ.

2.2 Sống chiều kích thiêng liêng

Trong mỗi phái tính cụ thể, mỗi người trang bị cho mình một lối sống lành mạnh, không chỉ ở thể lý mà còn ở nơi tâm hồn. Do đó, việc đào tạo hay giáo dục con người giúp mỗi người hiểu biết hơn về tính cụ thể của giới tính tính dục và ý thức đầy đủ về những chiều kích xã hội của giới tính của con người và như thế, họ sẽ dễ dàng ý thức đầy đủ về nền tảng đạo đức.[7]Mọi hành vi nhân linh đều đòi hỏi tính cách đạo đức; hành vi tính dục cũng là một hành vi nhân linh, do đó không phải là một ngoại lệ. Nếu bỏ qua chiều kích đạo đức của tính dục, người ta có nguy cơ rơi vào tình trạng phân hóa và mất tính người. Chiều kích đạo đức không phải là một đòi hỏi đối với thực tại tính dục. Ngược lại, nó chính là thể thức hòa nhập các năng lực vốn có nơi tính dục con người.[8] Qua đạo đức, chúng ta huấn luyện tính dục theo chiều hướng tích cực và đưa con người tới một sự trưởng thành nhân bản. Khi con người tìm một lẽ sống hoàn thiện thì đời sống của họ sẽ đi theo con đường mưu ích cho chính cuộc sống của họ. Nếu một người luôn tìm đọc sách thánh hiền, luôn tìm những tư tưởng tốt thì con người của họ sẽ dễ hòa theo những giáo huấn của những bậc hiền nhân đó. Từ đó, họ có một cái nhìn đúng hơn cho quá trình phát triển bản thân.

Ngoài ra, trưởng thành giới tính cần đến đạo đức. Thánh Phaolo từng viết trong thư Galat rằng: “Ai theo tính xác thịt mà gieo điều xấu, thì gặt được hậu quả của tính xác thịt là sự hư nát. Còn ai theo Thần Khí mà gieo điều tốt, thì sẽ gặt được kết quả của Thần Khí là sự sống đời đời”(Gl 6,8). Bên cạnh đó, luân lý Kitô giáo còn đề cập tới việc trưởng thành đức tin; nghĩa là nền giáo dục không những giúp con người trưởng thành “trong các lãnh vực của giáo dục”, nhưng một cách chính yếu, còn giúp những người đã lãnh nhận bí tích thánh tẩy, nhờ được hướng dẫn từng bước trong việc hiểu biết mầu nhiệm cứu rỗi, trở nên những người ngày càng ý thức hơn về hồng ân đức tin đã lãnh nhận.[9]

 
3. Nhận định
Trong yếu tố phát triển về giới tính, chúng ta có ý hướng đưa con người tới sự hoàn thiện, nhất là trong giới tính cụ thể của mình. Sự phát triển trong trưởng thành nhân bản và đức tin là những chiều kích quan trọng nhất. Vì qua nhân bản và đức tin, con người sẽ hoàn thiện bản thân hơn trong ý hướng của Đấng Tạo Hóa. Những bước tiến cụ thể sẽ giúp chúng ta có nhận thức tốt trong lãnh vực trưởng thành đức tin. Thêm nữa, mỗi giới tính sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi chúng ta, và làm cho đời sống chúng ta thăng tiến nhờ tính cụ thể của giới tính của mình.

 
 

[1] SÁCH GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, Nxb. Tôn Giáo, 2019, Số 2333, Tr. 654.
[2] GB. LÊ ĐÌNH PHƯƠNG, C.Ss.R, Luân Lý Giới Tính, Sài Gòn 2022-2023, Tr. 92.
[3] HĐGMVN, ỦY BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN BAN TỪ VỰNG CÔNG GIÁO, Từ Điện Công Giáo, Nxb. Công Giáo, Tr. 361.
[4] LÊ ĐÌNH PHƯƠNG, C.Ss.R, Luân Lý Giới Tính, Sài Gòn 2022-2023, Tr. 93
[5] x. LÊ ĐÌNH PHƯƠNG, C.Ss.R, Luân Lý Giới Tính, Sài Gòn 2022-2023, Tr. 38.
[6]  ĐA MINH NGUYỄN ĐỨC THÔNG, Luân Lý Giới Tính, 2014, Tr. 96.
[7] x.ĐA MINH NGUYỄN ĐỨC THÔNG, Luân Lý Giới Tính, 2014, Tr. 98
[8] LÊ ĐÌNH PHƯƠNG, C.Ss.R, Luân Lý Giới Tính, Sài Gòn 2022-2023, Tr. 35.
[9] x. CÔNG ĐỒNG VATICANO II, Gravissimun Educationis, Số 2, Tr. 721.

 
 

Những tin mới hơn:

Lectio Divina - Hành trình từ Emmaus trở về Jerusalem (Lc 24,13-35)
Hội Thánh đón nhận ơn cứu độ theo Hiến chế Tín lý Lumen Gentium, số 7 của Công đồng Vaticano II
Lectio Divina trong tương quan với người giảng thuyết
Vì sao từ triều đại ĐGH Pio IX cho đến Đức Pio XI, các Giáo hoàng tự biến mình thành “người tù Vatican”?
Jesus is the "I AM" of the Old Testament dwelling in the midst of this world according to John's Gospel
Lắng nghe - một hành trình thánh thiêng của Đấng là Theotokos

Những tin cũ hơn:

Từ mạc khải tự nhiên đến mạc khải siêu nhiên - Thiên Chúa tự truyền thông chính mình cho con người (Luận văn)
Tội Nguyên Tổ Theo Thánh Phaolô Trong Thư Rôma 5,12-21
Logos trong Tin Mừng theo thánh Gioan (Luận văn)
"Con đường của tình huynh đệ" trong Tông huấn Christus Vivit
Các tín hữu kín múc lấy tinh thần Kitô hữu đích thực nơi Phụng vụ
Jesus is a true man
Thiên Chúa hoàn thiện nước để làm cho nước trở thành chất thể trong bí tích Thánh Tẩy
“Đức tin là nhờ nghe” (Rm 10,17)
Sự bất công của chiến tranh theo Thông điệp Fratelli Tutti của Đức Thánh Cha Phanxicô
Tinh thần “quân bình” trong Tu luật thánh Biển Đức
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây